Ý nghĩa chiếc áo bà ba – Thời trang truyền thống của phụ nữ Nam Bộ một thời

Chiếc áo bà ba là một trong những trang phục truyền thống của người phụ nữ Nam Bộ, đó là hình ảnh của những con người nồng hậu, chất phác ở vùng quê sông nước.

Ngoài áo dài, ở Việt Nam còn có rất nhiều mẫu trang phục truyền thống khác nhau rải đều khắp mảnh đất hình chữ S. Nếu ở Kinh Bắc có áo tứ thân thì vùng Nam Bộ lại nổi bật với áo bà ba. Mỗi loại trang phục truyền thống ở Việt Nam đều mang trong mình quá trình lịch sử lâu dài cùng ý nghĩa sau đó. Vậy ý nghĩa chiếc áo bà ba là gì, Hãy cùng du lịch Nguyễn Bình tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của áo bà ba

Áo bà ba hay còn được gọi với cái tên khác là áo cánh. Nguồn gốc ra đời của áo bà ba có rất nhiều tư liệu ghi lại. Có người nói áo bà ba xuất hiện ở thế kỷ 19 do nhà chính trị Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người đảo Penang. 

Trong cuốn sách Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam, nhà văn Sơn Nam đã có giải thích rằng người Nam Bộ thích mặc kiểu áo vải đen của người Bà-ba nên gọi là áo bà ba. Tuy nhiên thực tế không có dân tộc nào được gọi là Bà-ba mà chỉ có người Peranakan. Những người phụ nữ ở Peranakan có một loại áo cánh giống như áo bà ba gọi là kebaya. Như vậy có thể nói thông qua việc buôn bán, trao đổi hàng hóa thì người Việt Nam đã có giao lưu văn hóa với người Peranakan để có áo bà ba ngày nay. 

Hình ảnh áo bà ba ngày nay

Đặc điểm của áo bà ba

Áo bà ba đã trải qua giai đoạn phát triển lâu dài mới có được mẫu mã như ngày hôm nay. Áo bà ba vốn không có cổ, thân áo được may bằng vải nguyên và phần thân trước chia làm hai mảnh, nối lại với nhau bằng cúc. Áo bà ba cho nữ thì có chít eo ở hai bên hông làm tôn vinh lên dáng của nữ giới. Thời đại trước áo bà ba thường được sử dụng ở tầng lớp nông dân với kiểu áo màu nâu hoặc đen, chất liệu sử dụng là chất liệu nhanh khô, đem lại sự tiện lợi. Sau này áo bà ba còn cải tiến thêm ở chỗ nút bấm để tạo thêm điểm nhấn. Ngoài ra áo bà ba còn có thể nhuộm rất nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, hồng,.. và được may sáng tạo với kiểu tay, cổ khác nhau. 

Áo bà ba cho nữ giới có chít eo

Ý nghĩa chiếc áo bà ba

Người Việt Nam khi nhắc đến hình ảnh áo bà ba thường nhớ ngay về các mẹ, các chị, bà ở miền Nam, đó là những con người vừa mộc mạc lại vừa giản dị, gần gũi. Mỗi khi về vùng Nam Bộ bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của những con người chèo thuyền, hoạt động sông nước. 

Áo bà ba cũng tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường trong các cuộc chiến tranh chống giặc và giữ nước. Hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ luôn gắn với 3 vật bất ly thân: nón lá, khăn rằn, áo bà ba. Những hình ảnh của các chị, các mẹ xông pha trong chiến đấu vẫn đẹp và lung linh cho đến ngày nay. 

Người phụ nữ Miền Tây sông nước

Áo bà ba không hề bị lãng quên theo thời gian. Dù cuộc sống có nhiều sự thay đổi, hội nhập nhưng ý nghĩa của chiếc áo bà ba vẫn tồn tại với cuộc sống của người Nam Bộ. Áo bà ba vẫn thường được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau như làm đồ biểu diễn văn nghệ, chụp hình kỷ yếu hay ở cả nhiều cuộc thi sắc đẹp cùng sử dụng áo bà ba, đưa hình ảnh áo bà ba đi khắp nơi. 

Áo bà ba được dùng chụp hình kỷ yếu

Cùng song hành với áo bà ba là chiếc quần đen dài chấm đến gót hoặc cổ chân để làm tăng thêm vẻ đẹp cho làm tăng thêm hình ảnh mềm mại, thanh thoát và vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ. 

Từ một chiếc áo với hai màu cơ bản và đen và nâu, theo thời gian áo bà ba đã có sự biến đổi nhưng vẫn gần gũi và thân thuộc với đời sống của người Việt, không chỉ là con người Nam Bộ. Chiếc áo bà ba là trang phục truyền thống lâu đời của con người Việt, trong tương lai vẫn song hành cùng với sự phát triển của người Việt.

Chia sẻ bài viết


Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon